Ads 468x60px

.

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Trường cũ của nhà văn Nguyễn Công Hoan - Lê Toán


Rating:
Category:Books
Genre: History
Author:Lê Toán

Trường cũ của nhà văn Nguyễn Công Hoan

Trường Tiểu học Trà Cổ qua gần một thế kỷ.

Nhà văn Nguyễn Công Hoan vào đời bằng nghề dạy học, Ông đã dạy học khắp nơi, từ Hải Dương, lên Lào Cai, ra tận Trà Cổ. Tại Trà Cổ, nhà văn đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết “Bước đường cùng” để “trang trải món nợ lòng với anh em cộng sản ở Nam Định”, như ông nói.

Chúng tôi biết những điều trên qua văn học sử và điều đó ám ảnh chúng tôi về một ngôi trường, nơi nhà văn Nguyễn Công Hoan đã dạy học tại Trà Cổ – nơi bắt đầu chữ S của hình Tổ quốc.

Đến Móng Cái lần đầu, chúng tôi hỏi; Lần hai, hỏi; Lần ba, cũng hỏi. Hỏi mãi, có người trả lời: hình như ngôi trường ở gần đình Trà Cổ (một di sản văn hóa tiêu biểu của Việt Nam nơi địa đầu Tổ quốc). Nhiều người cho biết: ngôi trường đổ nát từ lâu, nay chỉ còn một bức tường nhưng khi chúng tôi đến nơi, điều kỳ diệu đã xảy ra: Ngôi trường vẫn còn gần như nguyên vẹn!

Ngôi trường hiện là ngôi nhà cấp bốn, gồm 2 phòng học và 1 phòng làm việc của giáo viên. Tường xây bằng gạch chỉ, trát vôi hà (loại vôi nung từ những loài hải sản có vỏ bằng đá vôi), tường vàng, quét vôi, chúng tôi còn nhận thấy lớp vôi gốc quét lần đầu và 4 lớp vôi quét sau. Ngói, là những viên ngói ghi chữ Pháp, sản xuất từ đầu thế kỷ XX. Đầu hồi ngôi nhà ghi năm xây dựng 1922.

Chúng tôi đến nhà một học trò của nhà văn Nguyễn Công Hoan hiện sinh sống gần ngôi trường. Người học trò ấy tên là Đoàn Trấn, sinh năm 1923. Cụ kể:
- Hiện nay, học trò của thầy Nguyễn Công Hoan ở Móng Cái chỉ còn 2 người còn sống là tôi và Trần Huy Liêm, sinh năm 1926. Ngôi trường của chúng tôi là trường Tiểu học Trà Cổ. Trường xây dựng từ năm 1922 do ông Bùi Chu tự bỏ tiền đầu tư. Ông Bùi Chu quê ở Trà Cổ, là lão thành cách mạng và mới mất cách đây vài năm. Thầy hiệu trưởng đầu tiên của trường là thầy Phạm Văn Khang. Thầy Nguyễn Công Hoan làm Hiệu trưởng trường năm 1938.



Trường còn có thầy Ngô Văn Thọ, quê ở Gia Viễn (Ninh Bình), thầy Lê Huy Trì. Chúng tôi được học thầy Nguyễn Công Hoan từ ngày 1-9-1938 đến tháng 6-1939.

Thầy rất yêu quý chúng tôi, dạy chúng tôi học chữ và dạy chúng tôi cách làm người. Tôi và Trần Huy Liêm đều từng theo thầy làm nghề dạy học. Người dân Trà Cổ yêu quý thầy và chịu ơn thầy. Nhiều năm sau, thầy vẫn giữ mối liên lạc và tình cảm đặc biệt với nhân dân Trà Cổ và các học trò của mình.

Cụ Đoàn Trấn cho chúng tôi xem một lá thư của nhà văn Nguyễn Công Hoan, gửi ngày 17-3-1974, trong đó nhà văn gọi học trò của mình là “anh”.

“Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 1974

Thân gửi anh Đoàn Trấn.

... Hè này, thế nào tôi cũng ra (Trà Cổ). Cả nhà tôi với em Hồng, cùng vài cháu nội, cháu ngoại nữa. Anh còn nhớ Hồng không? Nay Hồng đã có 4 con, con lớn là kỹ sư, còn ba con nhỏ học ở đại học cả rồi... Nay Hồng cũng viết văn, lấy tên là Lê Minh”.

Thư gửi đi từ 66, Thợ Nhuộm, Hà Nội. Trên bì thư dán con tem kỷ niệm 20 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, giá tem 20 xu.

Trường Tiểu học Trà Cổ mà thầy giáo – nhà văn Nguyễn Công Hoan từng làm hiệu trưởng nay nằm trong khuôn viên của trường Tiểu học Trà Cổ lớn. Mái trường cổ vẫn bố trí một lớp học. Chúng tôi bước vào lớp. Các em vẫn ngồi hướng về phía Đông như các học trò đã ngồi cách đây 66 năm. Đó là hướng nhìn về phía mặt trời. Lớp học gần 100 năm tuổi như vẫn thấp thoáng đâu đây bóng dáng của nhà giáo – nhà văn sừng sững của Việt Nam - Nguyễn Công Hoan.



Xem: Ngồi với người học trò nhà văn Nguyễn Công Hoan



0 comments:

Đăng nhận xét

[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉