Ads 468x60px

.

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Tám chữ Hà Lạc và chân dung Nhà văn: Nguyễn Công Hoan - Xuân Cang

Rating:★★★★★
Category:Books
Genre: Biographies & Memoirs
Author:Xuân Cang

Tám chữ Hà Lạc và
chân dung Nhà văn: Nguyễn Công Hoan

Xuân Cang
(09/11/2008)


Nhà văn Nguyễn Công Hoan sinh ngày 6 tháng Ba năm 1903 tức 8 tháng Hai năm Quý Mão. Các tư liệu không cho biết ông sinh giờ nào. Tôi lập bảng tìm giờ sinh đối chiếu với các dữ liệu về cuộc đời ông, xác định ông sinh giờ Hợi. Việc này có khó khăn đôi chút vì ông sinh đúng ngày giao thời tiết từ tiết Đầu xuân sang tiết Sâu nở, có lịch ghi ngày Sâu nở là 7-3 (dương), có lịch ghi là 6-3. Có hai trường hợp phải lựa chọn: nếu ông sinh trước giờ giao tiết lệnh, thì phải tính tháng sinh là tháng Giêng, nếu sau giờ đó, tháng sinh là tháng Hai. Tôi theo nhà lịch học Lê Thành Lân ghi ngày Sâu nở năm 1903 là 6-3 (dương) tức 8-2 (âm) (xem Phụ lục). Ông sinh giờ Hợi sau giờ giao tiết lệnh, nên toán Hà Lạc tính tháng sinh là tháng Hai.*

Như vậy, tám chữ Can Chi của Nguyễn Công Hoan (NCH) là năm Quý Mão, tháng Ất Mão, ngày Quý Tị, giờ Quý Hợi. Cấu trúc Hà Lạc của ông gồm bốn quẻ: Tiên thiên là Địa Phong Thăng, hỗ Tiên thiên là Lôi Trạch Quy Muội, Hậu thiên là Thủy Địa Tỷ, hỗ Hậu thiên là Sơn Địa Bác. Xin nói ngay rằng đây cũng là cấu trúc Hà Lạc của nhà văn Nguyên Ngọc, chúng tôi đã trình bày trên kia. Khi phân tích hai cuộc đời, hai hành trình văn chương hai hoàn cảnh khác nhau, hai thời điểm khác nhau,

chúng tôi có thú vị được đối chiếu so sánh những chỗ tương đồng và dị biệt của mỗi người do những chỗ giống nhau và khác nhau trong cấu trúc Hà Lạc của mỗi cá thể.

Nhưng đây thuộc về một chuyên đề khác, không tiện trình bày ở đây.

Điều may mắn cho những người nghiên cứu văn nghiệp NCH dưới ánh sáng Kinh Dịch là ông có tác phẩm hồi ký Đời viết văn của tôi, trong đó ghi lại những dấu ấn của đời ông, nói cách khác là những dấu ấn trong số phận của ông. Ngoài ra còn Niên biểu Nguyễn Công Hoan do nhà văn Lê Minh, con gái ông biên soạn
(Nguyễn Công Hoan, nhà văn hiện thực lớn. Nxb Hội nhà văn - Hà Nội - 1993. Tr. 366).

Trước hết tôi dựa vào hai tài liệu trên đối chiếu coi chọn tháng sinh của NCH là tháng Hai (theo nhà lịch học Lê Thành Lân) và giờ sinh là giờ Hợi có đúng không, có nghĩa quẻ Địa Phong Thăng có đúng là quẻ “trời cho” ông hay không. Tôi vạch các chặng đường (còn gọi là đại vận, đại vận hào âm là 6 năm, đại vận hào dương là 9 năm), chiết ra từng năm thì thấy rất nhiều sự kiện trong thực tế trùng khớp với lời giải của Hà Lạc. Tôi nói với nhà văn Lê Minh: Không nghi ngờ gì nữa, năm, tháng, ngày, giờ sinh đã xác định trên kia là đúng với thực tế.

Con gái nhà văn Nguyễn Công Hoan: Cha tôi là một “Cánh Buồm Nhỏ” - Tuyết Lan

Rating:★★★★★
Category:Books
Genre: Biographies & Memoirs
Author:Tuyết Lan


Con gái nhà văn Nguyễn Công Hoan:
Cha tôi là một “Cánh Buồm Nhỏ”.

Tuyết Lan  


“Trong đời sống tâm linh, không có dấu ấn của thời gian, không có sự cách biệt âm dương. Và tình yêu gắn kết gia đình có những bí ẩn thiêng liêng đầy sức mạnh, không thể tìm cách lý giải. Chỉ biết nó ngọt ngào, chở che, an ủi, luôn đánh thức trong chúng ta sự sáng suốt tinh tường. Còn ta, dù bao nhiêu tuổi, vẫn chỉ là cái Bống”. Đó là lời tự sự của “Cái Bống” – nhà văn Lê Minh – con gái nhà văn bậc thầy Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977)

Nhận diện CHÂN DUNG NHÀ VĂN số 12


Rating:
Category:Books
Genre: Biographies & Memoirs
Author:Lý Hồng Xuân

Nhận diện CHÂN DUNG NHÀ VĂN số 12




Bức phác thảo chân dung số 12, Xuân Sách’’vẽ’’:

Bác Kép Tư Bền, rõ đến vui
Bởi chưng tranh tối, Bác nhầm thôi !
Bới tung đống rác nên trời phạt
Trời phạt chưa xong, Bác đã cười !


Tác giả nhắc đến các từ: Kép Tư Bền, Tranh Tối Tranh Sáng, Đống rác cũ là tựa đề 1 tập truyện ngắn (Kép Tư Bền) và 2 tiểu thuyết (Đống Rác Cũ và Tranh Tối Tranh Sáng). Đó là 3 tác phẩm có tiếng vang, trong số nhiều tác phẩm của nhà văn tiền chiến NGUYỄN CÔNG HOAN.

Ông nổi tiếng ngay thời còn rất trẻ, với tác phẩm đầu tay, từ những năm đầu thập niên hai mươi của thế kỷ 20, khi còn là một giáo viên đang dạy học ở Móng Cái (Quảng Ninh ngày nay)...

Đã có nhiều bài viết về nhà văn Nguyễn Công Hoan - chủ soái trên văn đàn Việt Nam ở giòng văn chương Tiền chiến (1930 – 1945), thể loại Truyện ngắn và Tiểu thuyết Hiện thực phê phán! Ông là một điển hình của trường phái tự do trong sáng tác Văn học. tự do... phóng khoáng ngòi bút, không chịu gò ép theo khuôn mẫu. Khi đi kháng chiến chống Pháp trở về thủ đô rồi giữ các chức vụ quan trọng trong hội nhà văn Việt Nam - với ‘’tính nết này’’, cơ quan lãnh đạo tư tưởng của chế độ ’’không chịu được’’ đành ’’chia tay ý thức hệ’’ (nhại lời Hà Sĩ Phu).

Thời tiền chiến, các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan được độc giả yêu thích, đón nhận nồng nhiệt. Nhiều cuốn được chuyển thể thành kịch nói, hoặc vở diễn Cải lương (Lan và Điệp...). Đặc biệt, tập truyện ngắn Kép Tư Bền xuất bản hồi đầu những năm ba mươi, được Hải Triều Nguyễn Khoa Văn - đứng đầu nhóm Nghệ Thuật Vị Nhân Sinh - lấy làm minh chứng cho luận thuyết của nhóm mình...

Cũng như những bạn văn cùng lứa tuổi, hoặc đàn em, sau 1945 đi theo Kháng chiến, Nguyễn Công Hoan không có tác phẩm nào được độc giả yêu thích như các sáng tác trước đó của ông. Cuộc chiến tranh chống Pháp kết thúc, trở về Hà Nội sau ít năm chuẩn bị..., ông bắt tay viết hai bộ trường thiên tiểu thuyết nhan đề: Tranh Tối Tranh Sáng (1957), Đống Rác Cũ (1962). Cả hai bộ đều chọn đề tài về con người Việt Nam sống dưới chế độ cũ, bị khốn khổ như thế nào... có nhiều chương được ngòi bút tài hoa của ông khắc họa, dựng lại xã hội cũ - trước 1945 - thật sống động, thực sự là bức tranh ''Hiện thực phê phán''.

Nhưng cả hai tác phẩm đều bị các nhà phê bình lên án: ''Bôi bác, bóp méo hiện thực... làm cho dân tộc Việt Nam quá hèn kém (!?)''... và ''Ngòi bút của tác giả mang nặng tính tự nhiên chủ nghĩa...''.

Thời kỳ này, văn đàn miền Bắc XHCN vừa qua nạn ''Nhân Văn - Giai phẩm''. Văn nghệ sĩ như những con chim bị tên, tất cả ''nằm im''. Nhưng Nguyễn Công Hoan có em là Lê Văn Lương có vai vế trong Trung ương Đảng, có con trai là Nguyễn Tài ở bộ Công an, nên sách của ông đương nhiên được in ấn.

Thế nhưng bộ máy lãnh đạo tư tưởng không kiêng nể: Những nhà phê bình - ''mật vụ văn hóa'' - đang rỗi rãi... thấy sách của Nguyễn Công Hoan phát hành, nội dung có nhiều điều đi ra ngoài quan niệm của bộ máy Tư tưởng - Học thuật của chế độ. Như những con kên kên đánh hơi thấy mùi xác chết, chúng lao vào làm thịt con mồi. ''Đánh'', để tâng công, để dằn mặt... để ra oai...

Thế là một chiến dịch dấy lên, phê bình gay gắt Đống Rác Cũ và Tranh Tối Tranh Sáng. Sách lập tức bị thu hồi.
Cũng may, Ông Nguyễn Công Hoan có người chống lưng nên thoát (Em trai là Lê Văn Lương, ủy viên dự khuyết Bộ chính trị, bạn thân của Phạm Hùng, cùng sống trong xà lim án chém của thực dân Pháp - Nhân vật số 6 trong Bộ chính trị. Và con trai là Nguyễn Tài (28), lãnh đạo Cục Phản Gián trong Bộ Công An. (thời kỳ này Trần Quốc Hoàn làm Bộ trưởng. Cục Bảo vệ văn hoá văn nghệ (A.25) là cơ quan giám sát tư tưởng, tác phẩm của Văn Nghệ Sĩ rất chặt...).

Nguyễn Công Hoan chỉ bị phê bình nhẹ, trong khi những đồng nghiệp cùng thời, có những tác phẩm ''có vấn đề'''... hoặc trước đó mấy năm (nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm) - thì bị đánh chí tử! Ông chán chường, thối chí, gác bút, chấm dứt cuộc đời văn nghiệp đã một thời tiếng nổi như sóng cồn về các tác phẩm điển hình, mang nặng tính ''Hiện thực phê Phán''- (câu chữ của những nhà lý luận của chế độ XHCN ghán cho).

Trớ trêu thay, Nguyễn Công Hoan cũng lại bị ngay hai tác phẩm ''Hiện thực Phê phán'' của mình viết nhằm phục vụ chế độ làm hại... Suýt mang đại họa. Hai câu cuối của thơ chân dung khiến chúng ta chú ý :

''...Bới tung Đống rác nên trời phạt
Trời phạt chưa xong, bác đã cười!''

Trời ở đây chính là Bộ Chính Trị, là ''chín tầng cao'', là Đảng! (thời kỳ đó, trong nhiệm kỳ của đại hội III, Bộ chính trị có 9 người) (29) - Như lời ám chỉ của nhà thơ Việt Phương, ở một bài thơ in trong tập Cửa Mở (Xuất bản 10 năm sau (1970), có câu làm ''Chín tầng cao'' nổi đoá:

''Ta đã thấy vết lồi vết lõm trên đỉnh trăng sao,
Những vết bùn vấy bẩn chín tầng cao...''

Nguyễn Công Hoan - vì như đã nói ở trên - không quán triệt’’tính đảng’’ - gắn vào nghệ thuật trong sáng tác để phục vụ (trực tiếp) cho chính trị. Ông hoàn toàn quan niệm tự do tuyệt đối trong sáng tác nên bị tẩy chay. (Hiện nay tất cả sáng tác của Nguyễn Công Hoan đã được tự do ấn hành...).

Gần 10 năm sau (1970) tập thơ Cửa Mở của Việt Phương - thư ký riêng của ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng - in và phát hành, ngay lập tức tác giả bị kỳ luật rất nặng: Truất chức, đuổi về hưu non. Việt Phương cũng lại dám nói thẳng, nói thật bằng những vần thơ trí tuệ nên đã lãnh đủ. Mặc dù Sếp của ông là Thủ Tướng tín nhiệm, yêu qúy, cũng đành bó tay nhìn thuộc hạ thân tín của mình bị đối thủ ''nện''.
Thật ra, Việt Phương bị đánh là ông gặp vận xui ! Tập thơ Cửa Mở, ra đời không đúng lúc. Ngoài những câu chửi ''chín tầng cao'' té tát trích dẫn ở trên, ông cũng lại như Phù Thăng 8 năm trước, dám ''xía vô'' bàn về chiến tranh... lên án chiến tranh :

...
Ta thắng Mỹ cho ngàn vạn năm đời sắp tới
Cho cả thời con chắu ta sẽ hỏi
Vì đâu ?
Ngày xưa trước năm 2000
Người ta giết nhau,
mạng người như hòn sỏi ?...(7)

Riêng Nguyễn Công Hoan, vì có ô che lọng chắn (...), có người ''chống lưng'', dù ''tội tầy đình'' cũng chẳng sao! Kể cả khi bị ''Trời phạt''! Phạt chưa xong Bác ''Kép'' của chúng ta đã vẫn... cười!

Sự kiện ''thoát nạn'' của Nguyễn Công Hoan, được Xuân Sách chọn lọc, điểm vài nét chấm phá... song chân dung của ông vẫn ''rực rỡ'' hẳn lên !







Chân dung các nhà văn


Rating:★★★
Category:Books
Genre: Biographies & Memoirs
Author:Xuân Sách
5. Nguyễn Công Hoan

Bác Kép Tư Bền rõ đến vui
Bởi còn tranh tối bác nhầm thôi
Bới tung đống rác nên trời phạt
Trời phạt chửa xong bác đã cười.






Xuân Sách viết:
Trước đấy, khi còn là lính địa phương, cái xã hội nhà văn đối với tôi đầy thiêng liêng bí ẩn. Đấy là những con người dị biệt, rất đáng ngưỡng mộ, rất đáng yêu mến, dường như họ là một “siêu tầng lớp” trong xã hội. Mỗi hành động, mỗi cử chỉ, lời nói của họ đều có thể trở thành giai thoại, và cả tật xấu nữa, dường như cũng đứng ngoài vòng phán xét thông thường. Tóm lại đó là một thế giới đầy sức hấp dẫn đối với một người say mê văn học và tấp tểnh nuôi mộng viết văn như tôi. Khi tôi được về Hà Nội vào một cơ quan văn nghệ dù là ở quân đội (hoàn cảnh nước ta quân đội có một vị trí đặc biệt trong xã hội kể cả lĩnh vực văn chương) tôi bắt đầu đi vào thế giới mà trước đây tôi mơ ước.

Điều tôi nhận ra là ngoài cái phần tôi hiểu trước đây thì thế giới nhà văn còn có những chuyện khác. Đấy là cái mặt đời thường, cái mặt rất chúng sinh, và chúng cũng góp phần quan trọng làm nên các tác phẩm và tính cách nhà văn. Vì vậy chân dung của họ không thể bỏ qua. Hơn nữa nếu “vẽ” được chính xác những bức chân dung đó, thì bộ mặt xã hội của thời đại họ đang sống, đang viết cũng qua đó mà hiện lên. Có thể, tôi nghĩ, không có tầng lớp nào hơn các nhà văn, thể hiện rõ nhất bộ mặt tinh thần của dân tộc qua từng giai đoạn. Những điều này tôi nhận ra sau một thời gian dài, khi những bài thơ chân dung lần lượt ra đời, được phổ biến một cách không chính thức nhưng sâu rộng và dai dẳng, vượt qua cả mong muốn của tôi.








Tôi cũng tình cờ gặp ông Lương một lần. Lần đó, anh Thanh Tịnh bảo tôi, cụ Hoan muốn gặp Sách. Tôi đến nhà cụ.

- Tôi đã được nghe bài thơ anh viết về tôi, để tôi đọc xem có đúng không.
Ông đọc xong rồi cười rất sảng khoái.
- Thưa bác, bác đọc đúng. Bác có trách mắng gì không ạ?
- Tôi cũng ưa châm biếm. Anh viết thế là hơi nhẹ, nhưng tôi cũng bị trời phạt đó. "Đống rác cũ" tập hai bị triệt sản, không chào đời được.

Lúc đó, ông Lê Văn Lương tới, dáng cao gầy mặt khắc khổ. Ông đứng trước cửa chắp tay :
- Thưa anh, nghe tin chị mệt, em đến thăm, xin phép anh cho em vào thăm chị.
Cụ Hoan nói :
- Chú vào đi.

Tôi có thiện cảm với ông Lương. Đại thần mà còn giữ được nề nếp gia phong như vậy là hiếm.




Nhà văn Nguyễn Công Hoan - Tác Giả - Tác Phẩm - Lê Minh

Rating:★★★★★★
Category:Books
Genre: Biographies & Memoirs
Author:Lê Minh


Nhà văn Nguyễn Công Hoan
Tác Giả - Tác Phẩm

Lê Minh


Tên khai sinh: Nguyễn Công Hoan, sinh ngày 6 tháng 3 năm 1903 (8 tháng 2 năm Quỹ Mão). Quê ở làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc tỉnh Hưng Yên.

Nhà văn đã từng là Giám đốc Trường Văn hóa Lý Thường Kiệt, Chủ nhiệm tờ Quân nhân học báo, biên tập viên tờ Vệ quốc quân (báo Quân đội nhân dân ngày nay), Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông được bầu làm Chủ tịch Hội, kiêm Chủ nhiệm Tuần báo Văn (tiền thân của báo Văn nghệ bây giờ).
Tên ông được đặt cho một đường phố Hà Nội.
Ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học-Nghệ thuật (đợt I, 1993)