Ads 468x60px

.

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Nghe/Đọc Sách "Nguyễn Công Hoan - Truyện Ngắn Chọn Lọc" - (Trọn Bộ 2 Tập​ - NXB Hội Nhà Văn 2005)


Truyện Ngắn Chọn Lọc

Nguyễn Công Hoan

Nguyễn Công Hoan Truyện Ngắn Chọn Lọc Tập 1+2
(NXB Hội Nhà Văn 2005 - Nguyễn Công Hoan - Trọn Bộ 2 Tập)



Nguyễn Công Hoan là một nhà văn hàng đầu của văn học hiện đại trong thế kỷ XX.

Ngay từ những thập kỷ đầu (từ năm 1925) khi văn xuôi Việt Nam đang trên đường hình thành, thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết còn đang trên đường tìm tòi thử nghiệm, thì những tác phẩm đầu tay, nhất là truyện ngắn của ông đã báo hiệu một triển vọng mới của văn học mới. Ông trở thành chủ tướng của dòng văn học hiện nay.

Truyện ngắn, tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan luôn chiếm lĩnh trên văn đàn và được nhiều người tìm đọc, mến mộ.

Ông tạo được một văn phong, một thi pháp riêng để dựng lên những bức tranh sinh động của một xã hội thực dân phong kiến trước cách mạng Tháng 8 năm 1945, đầy rẫy những sự bất công, tàn ác, giả dối sa đọa... Văn ông vừa phanh phui được những chân dung của bọn quan lại hào lý, những chính sách mị dân của bọn thực dân Pháp và phong kiến triều Nguyễn thối nát, xuất phát từ ý thức tôn trọng dân tộc, đồng thời còn là lòng khát khao công bằng, chống áp bức và tinh thần yêu thương những người chân chính khổ nghèo...

Link Download
Tập 1
Tập 2






Mời Đọc/Lấy về Bản chụp dạng PDF - Tập 1


Mời Nghe Đọc - Tập 1
Mời nghe đọc tại YouTube - Tập 1 Sách "Nguyễn Công Hoan - Truyện Ngắn Chọn Lọc" - (NXB Hội Nhà Văn 2005)
#nguyenconghoan

Diễn đọc: Khởi Nguyên, Cô Vân, Hồng Trinh, Bích Thuận, Phạm Hằng, Thanh Hiền, Thái Hoàng Phi, Chiến Hữu, Trung Nghị...

Mời nghe đọc tại - Internet Archive
TT Truyện Internet Archive - mp3
1 Sóng vũ môn
Diễn đọc: Cô Vân
2 Nhân tình tôi - (Hà-thành Nữ-Sỹ)
Diễn đọc: Hồng Trinh
3 Răng con chó của nhà tư sản
Diễn đọc: Phạm Hằng
4 Oẳn tà rroằn
Diễn đọc: Bích Thuận
5 Hai thằng khốn nạn
Diễn đọc: Bích Thuận
5b Tôi nói dối bà thì tôi làm kiếp...
Diễn đọc: Hồng Trinh
6 Thật là phúc
Diễn đọc: Bích Thuận
7 Lập gioòng
Diễn đọc: Chiến Hữu
8 Ngựa người và người ngựa
Diễn đọc: Thanh Hiền
9 Bố anh ấy chết
Diễn đọc: Thái Hoàng Phi
10 Quan tham nửa giờ (Sỹ diện)
Diễn đọc: Hạ Radio
11 Ông chủ báo chẳng bằng lòng
Diễn đọc: Bích Thuận
12 Chuyện chó chết
Diễn đọc: Cô Vân
13 Thế là mợ nó đi tây
Diễn đọc: Hồng Trinh
14 Xin chữ cụ nghè
Diễn đọc: Thanh Hiền
15 Gói đồ nữ trang (Suýt thành nhà đại phú)
Diễn đọc: Cô Vân
16 Thằng ăn cắp
Diễn đọc: Trung Nghị
17 Samandji 1
Đang cập nhật
18 Samandji 2
Đang cập nhật
19 Báo Hiếu Trả Nghĩa Cha
Diễn đọc: Hồng Trinh
20 Báo hiếu trả nghĩa mẹ
Diễn đọc: Hồng Trinh
21 Vợ
Diễn đọc: Bích Thuận
22 Cụ chánh bá mất giày
Diễn đọc: Thanh Hiền
23 Cô Kếu, gái tân thời
Diễn đọc: Phạm Hằng
24 Mất cái ví
Diễn đọc: Phạm Hằng
25 Kép Tư Bền
Diễn đọc: Lê Thu Cúc
26 Ái tình tiểu thuyết
Diễn đọc: Thái Hoàng Phi
27 Cái ví ấy của ai
Diễn đọc: Mắm Tôm
28 Cái vốn để sinh nhai
Diễn đọc: Hồng Trinh
29 Cái nạn ô-tô
Diễn đọc: Phạm Hằng
30 Bà chủ mất trộm
Diễn đọc: Thái Hoàng Phi
31 Đàn bà là giống yếu
Diễn đọc: Bích Thuận
32 Một tấm gương sáng
Diễn đọc: Chiến Hữu
33 Tôi chủ báo, anh chủ báo, nó chủ báo
Diễn đọc: Khởi Nguyên
34 Thầy cáu
Diễn đọc: Cô Vân
35 Cái thú tổ tôm
Diễn đọc: Anh Khôi
36 Bữa no… đòn
Diễn đọc: Cô Vân
37 Cho tròn bổn phận
Diễn đọc: Chiến Hữu
38 Godautre
Đang cập nhật
39 Thanh! Dạ!
Diễn đọc: Hồng Trinh
40 Thế cho nó chừa
Diễn đọc: Cô Vân
41 Thằng điên
Diễn đọc: Chiến Hữu
42 Ngậm cười
Diễn đọc: Chiến Hữu
43 Kiếp tài tình
Diễn đọc: Cô Vân
44 Mánh khóe
Diễn đọc: Nguyễn Quốc Hoàn
45 Nhân tài
Diễn đọc: Nguyễn Quốc Hoàn
46 Nỗi vui sướng của thằng bé khốn nạn
Diễn đọc: Bích Thuận
47 Xuất giá tòng phu
Diễn đọc: Anh Khôi
48 Một tin buồn
Diễn đọc: Chiến Hữu
49 Đào kép mới
Diễn đọc: Thanh Hiền




Mời Đọc/Lấy về Bản chụp dạng PDF - Tập 2




Mời Nghe Đọc - Tập 2
Mời nghe đọc tại YouTube - Tập 2 Sách "Nguyễn Công Hoan - Truyện Ngắn Chọn Lọc" - (NXB Hội Nhà Văn 2005)
#nguyenconghoan

Diễn đọc: Cô Vân, Hồng Trinh, Bích Thuận, Phạm Hằng, Thanh Hiền, Thái Hoàng Phi, Chiến Hữu, Trung Nghị...

Mời nghe đọc tại - Internet Archive
TT Truyện Internet Archive - mp3
1 Cái lò gạch bí mật
Diễn đọc: Hồng Trinh
2 Nghĩ người ăn gió nằm mưa
Diễn đọc: Mắm tôm
3 Được chuyến khách
Diễn đọc: Trung Nghị
4 Anh xẩm
Diễn đọc: Trung Nghị
5 Thằng Quít (I+II)
Diễn đọc: Chiến Hữu
7 Tựa cửa chiều hôm
Diễn đọc: Chiến Hữu
8 Quyền chủ
Diễn đọc: Chiến Hữu
9 Phành phạch
Diễn đọc: L&H
10 Tôi cũng không hiểu tại làm sao 1
Diễn đọc: Trung Nghị
11 Tôi cũng không hiểu tại làm sao 2
Diễn đọc: Trung Nghị
12 Chiếc quan tài
Diễn đọc: Thanh Hiền
13 Đồng hào có ma
Diễn đọc: Bích Thuận
14 Chuyến tàu Nam
Diễn đọc: Chiến Hữu
15 Thằng ăn cướp
Diễn đọc: Hồng Trinh
16 Hé! Hé! Hé
Diễn đọc: Nui Ha Noi
17a Vẫn còn trịnh thượng
Diễn đọc: Thái Hoàng Phi
17 Chiếc đèn pin
Diễn đọc: Anh Khôi
18 Nạn râu
Diễn đọc: Chiến Hữu
19 Cấm chợ
Diễn đọc: Chiến Hữu
20 Mua bánh
Diễn đọc: Chiến Hữu
21 Trần Thiện, Lê Văn Hà
Đang cập nhật
22 Con ngựa già
Diễn đọc: L&H
23 Mưu làng bẹp
Diễn đọc: Chiến Hữu
24a Tinh thần thể dục (1)
Diễn đọc: L&H
24 Tinh thần thể dục (2)
Diễn đọc: Thanh Hiền
25 Thịt người chết
Diễn đọc: Hồng Trinh
26 Sáu mạng người
Diễn đọc: Chiến Hữu
27 Tôi tự tử
Diễn đọc: Trung Nghị
28 Giá ai cho cháu một hào
Diễn đọc: Hồng Trinh
29 Gánh khoai lang
Diễn đọc: Chiến Hữu
30 Danh lợi lưỡng toàn
Diễn đọc: Chiến Hữu
31 Phúc tinh
Diễn đọc: Chiến Hữu
32 Biểu tình
Diễn đọc: Chiến Hữu
33 Mua lợn
Diễn đọc: Chiến Hữu
34 Ngượng mồm
Diễn đọc: Chiến Hữu
35 Đi giày
Diễn đọc: Trung Nghị
36 Chính sách thân dân
Diễn đọc: Phạm Hằng
37 Hai cái bụng
Diễn đọc: Cô Vân
38 Cậu ấy may lắm đấy
Diễn đọc: Trung Nghị
39 Tấm giấy một trăm
Diễn đọc: Hồng Trinh
40 Chiến tranh
Diễn đọc: Chiến Hữu
41 Thụt két
Diễn đọc: Chiến Hữu
42 Thiếu Hoa
Diễn đọc: Hồng Ngọc
43 Người vợ lẽ bạn tôi
Diễn đọc: Hồng Trinh
44 Cái tết của những nhà đại văn hào
Diễn đọc: Thái Hoàng Phi
45 Công dụng của giấy nhật trình cũ
Diễn đọc: Cô Vân
46 Người thứ ba
Diễn đọc: Chiến Hữu
47 Con ve
Diễn đọc: Hồng Ngọc
48 Bà lái đò
Diễn đọc: Chiến Hữu
49 Hai mẹ con
Diễn đọc: Chiến Hữu
50 Trung thành
Diễn đọc: Hồng Trinh
51 Cây mít
Diễn đọc: Phạm Hằng
52 Người cập-rằng hầm xay lúa
Diễn đọc: Trung Nghị
53 Trong chuyến xe lam
Diễn đọc: L&H
54 Chuyện của cô ấy
Diễn đọc: Phạm Hằng
55 Nỗi day dứt của một đại tá tỉnh trưởng nguỵ quyền
Diễn đọc: Hồng Ngọc
56 Thủ tiêu tù chính trị
Diễn đọc: Mắm tôm



Mánh khóe


1. Mánh khóe
2. Nhân tài


Mời nghe đọc
Mời nghe đọc tại - Internet Archive
Diễn đọc: 1. Nguyễn Quốc Hoàn

Mời nghe đọc tại YouTube - #nguyenconghoan
1 kênh 1 video
Đọc Truyện Đêm - Diễn đọc: Nguyễn Quốc Hoàn

Mời đọc Bản đánh máy


Mánh khóe

Nguyễn Công Hoan
(1903-1977)


Quyển sách nào xuất bản, mà được mạnh sự phê bình, thì tất nhiên là bán chạy. Đó là kinh nghiệm. Bởi vậy, một tác phẩm nào nhấp nhổm ra đời, thì người thân sinh ra nó phải cần nhiều sự có: có tiền, có hàng sách quen, có những tay phê bình người nhà. Đó là mánh khóe.

Nếu được điều thứ ba này hợp lệ, thì những bài phê bình xúm nhau lại mà bôi phấn, xoa nước hoa và cõng tác phẩm ấy, tất thế nào cuốn sách cũng chạy và thành có giá trị thơm tho.

Tôi được hân hạnh bạn với nhà… Lê Văn Tầm, và nhà phê bình rất quen tên, Việt Sỹ.

Tôi chưa gọi Lê Văn Tầm là nhà gì, vì tôi chưa biết đúng anh chuyên môn về môn gì. Tôi chỉ rõ anh là nhà cầm bút. Ngày thường đến thăm tôi, anh thường than thở:

– Không gì khổ hơn là cái kiếp người cầm bút như chúng mình, anh nhỉ.

Nhân tài


1. Mánh khóe
2. Nhân tài



Mời nghe đọc
Mời nghe đọc tại - Internet Archive
Diễn đọc: 1. Nguyễn Quốc Hoàn

Mời nghe đọc tại YouTube - #nguyenconghoan
1 kênh 1 video
Đọc Truyện Đêm - Diễn đọc: Nguyễn Quốc Hoàn

Mời đọc Bản đánh máy


Nhân tài

Nguyễn Công Hoan
(1903-1977)


Tôi không hiểu làm sao, một thành phố to như Hà Nội, mà sở Cẩm còn để bày ra trước mắt công chúng nhiều cái bẩn quá, lại không thẳng tay mà trừng phạt.

Mà tôi cũng lạ, không có một ông phóng viên báo hàng ngày nào than phiền và yêu cầu Cẩm phạt những cái dám ngạo mạn cả lẽ phải của đời.

Hôm nay, bất đắc dĩ tôi phải có ác tâm kể ra một vài thí dụ. Trước hết, tôi hãy xin lỗi tất cả các bạn.

Này, thưa các bạn, trong buồng khách quét vôi màu, kẻ hoa sặc sỡ, ông chủ đã bầy một bộ sa lông tối tân, lùn tịt xuống đất, mà trên tường, lại treo đôi câu đối rặt những chữ nho. Thế thì, cứ theo phép công, ông chủ ấy, đáng Cẩm phạt. Một cửa hàng to, rộng, đèn điện sáng choang, bán rặt thứ xa xỉ, mà lại có một bà cụ già, xấu, ngồi ở sau quầy, thì bà cụ ấy, Cẩm phạt. Một cái xe cao su nhà, gọng kền sáng nhoáng, sơn quang dầu, rất mới, mà người trên xe lại chỉ ngồi mớm có một tí ở đệm ngoài, hai cánh tay đặt đối rõ chọi bằng trắc lên trên hai chỗ tựa tay, nghĩa là lúc nào trông ông ấy cũng có vẻ nhấp nhổm rình nhảy xuống đất, thì ông ngồi xe, Cẩm phạt. Một cô con gái, ăn mặc tân thời từ đầu đến gót, mặt trắng, răng trắng, tóc chải lật và quấn, mà chỉ phải cái mặt thiếu vệ sinh, thì cô ấy, Cẩm phạt.

Cứ kể ra, còn bài của học trò lớn tuổi viết mà còn phạm nhiều lỗi; mặc quần áo ta mà để râu Hoa Kỳ; chồng lùn mà vợ cao; muốn đọc báo mà đi thuê, hoặc xem trộm; cô tiểu thư đẹp lại lấy chồng, vân vân, vân vân, đều đáng Cẩm phạt cả.

Sở dĩ tôi kể lể một nút những thứ Cẩm phạt, vì tôi muốn nói một lần nữa đến Lê Văn Tầm, biệt hiệu Lãng Mạn Tử, tác giả cuốn tiểu thuyết Mịt Mù.

Nếu có luật Cẩm phạt như trên kia thật, thì cái tác phẩm của Lê Văn Tầm mới in thành sách, còn đáng Cẩm phạt nặng gấp đôi. Vì hẳn các bạn chưa quên nhà phê bình Việt Sỹ đã trả nợ miệng tác giả bằng những câu thế nào ở trong bài Mánh khóe.

Nỗi lòng ai tỏ





Mời đọc Bản đánh máy


Nỗi lòng ai tỏ

Nguyễn Công Hoan
(1903-1977)


Từ lúc ăn xong bữa cơm sáng đến bây giờ, chẳng ai hiểu vì lẽ gì, cô Tuyết cứ thở vắn thở dài. Rồi chờ cho mẹ đi chơi, cô lên giường đắp chăn, thút thít khóc mãi.

Thật trái hẳn với mọi khi. Xưa nay, cô vẫn là một người vui vẻ. Suốt ngày, không ai thấy cô buồn bã bao giờ. Ngay từ buổi sáng, vừa ở trên giường bước chân xuống đất, cô đã ngắm vuốt. Cô chải đầu, rẽ tóc. Cô đánh mặt, bôi môi. Rồi khi đọc chán chê các tiểu thuyết, cô lại ra cửa đứng, để ngắm từ đầu đến chân các cô khác tha thướt đi qua trước nhà.

Thế mà bỗng tự dưng hôm nay, cô cứ thở vắn thở dài. Rồi lên giường đắp chăn. Thút thít khóc! Thì ai không ngạc nhiên và không thương? Phải, còn gì làm cảm động hơn là giọt lệ long lanh trên đôi má hồng của một thiếu nữ đào tơ sen ngó?

Nhưng mà giọt lệ ấy vì đâu mà long lanh trên đôi má cô Tuyết?

Kiếp tài tình


Đời văn nghệ sĩ:
1. Kiếp tài tình - 1935
2. Cái tết của những nhà đại văn hào - 1940


Mời nghe đọc
Mời nghe đọc tại - Internet Archive
Diễn đọc: 1. Cô Vân | 2. L&H



Mời đọc Bản đánh máy


Kiếp tài tình

Nguyễn Công Hoan
(1903-1977)


Nhà hát tây hôm ấy có vẻ tôn nghiêm của một vẻ tôn nghiêm của một vị thượng quan mặc lễ phục. Dưới ánh sáng đèn điện như hàng trăm con nhện lửa chăng tơ trên tường và ngoài vườn hoa, hiện ra quang cảnh một thế giới riêng của hạng người phú quý.

Tiết trời đông lạnh lẽo những đâu đâu, chứ ở trước nhà hát, vẻ tấp nập, hớn hở lộ trên nét mặt các nam thanh nữ tú, làm cho nhà soạn kịch Hồng Sơn tưởng tượng đến những bông hoa của mùa ấm áp.

Samandji 1



Mời đọc Bản đánh máy

Samandji

Nguyễn Công Hoan


Đến hai tháng nay, tôi không gặp Samandji. Đó là một chú lính da đen ở đạo quân Thuộc địa thứ chín: một con bò mộng nuôi chờ ngày mổ thịt. Anh ta trông dữ tợn vì hai con mắt trắng dã trên màu da mun, song bản tính thực hiền lành, chất phác.

Sở dĩ tôi thích Samandji, vì hắn là người ngoại quốc, vả lại hắn phục tôi là giống văn minh hơn, cũng như tôi kính phục người Nhật Bản. Bởi thế, thỉnh thoảng tôi trịch thượng, lên mặt đàn anh, sai bảo anh ta chẳng khác một kẻ bộ hạ trung thành.

Đến hai tháng nay, tôi không thấy Chủ nhật anh ta đến chơi tôi nữa.

Rồi hôm qua, trong khi đi dán mũi vào ở cửa kính các hiệu, tôi thấy bị một bàn tay sắt vỗ sụn cả vai.

Tôi quay lại: rành rành Samandji bằng xương, bằng thịt hẳn hoi. Ngạc nhiên, tôi trố mắt nhìn anh ta mà hỏi:

- Anh ở lỗ nào chui ra đấy?

- Ở Thượng Hải về. Vất vả quá!

- Làm gì bên ấy?

Anh ta nghểnh cao người lên, vênh mặt mà trả lời:

- Dẹp giặc!

- Ấy chết! nguy hiểm thế à? May mà không bỏ mạng đấy.

Câu nói của tôi như có hiệu lực gì vào tâm hồn anh, mà anh ta tỏ ra vẻ ngạc nhiên trong cái lòng trắng mắt:

- Sao anh hèn thế? Chết về nước mà anh sợ à? Chả trách anh không dám đi lính.

Tôi cố làm ra cách thẹn vì câu nói ít can đảm của mình, không muốn làm nhầu mất tấm lòng ái quốc của anh ấy.

- Lại sắp đi tu rượu hẳn?

Tôi vội lảng sang chuyện khác như thế. Anh đáp:

- Không, về nhà tôi.

- Anh có nhà đấy à? Diện nhỉ!

- Tôi mới thuê một cái gác xinh lắm, ở gần đây.

- Một mình anh, làm gì hoang thế?

- Không...

Tôi hiểu ý, cười, anh ta cũng nhếch mép cười theo: một cái chớp loáng trong đêm hôm ba mươi!

Một chốc, tôi đã ngồi bên cái bàn ăn phủ khăn trắng.

Samandji đi rót rượu cho tôi uống.

- Đâu? Còn ai nữa đâu?

Tôi hỏi nửa đùa nửa thật, biết câu ấy đối với An Nam mình thì khiếm nhã, song đối với anh ta, chỉ là câu chuyện thường.

- Nó còn đương bảo đun nước trong bếp.

Ngay lúc đó, tôi thấy tiếng dép lẹp kẹp sau lưng tôi, rồi tiếng reo:

- Đã về đấy mình?

Theo sau một câu nhỏ hơn:

- Ai thế?

- Bạn thân tôi. Chào ông ấy đi.

Tôi vội ngoảnh lại: một người đàn bà rộng khổ, cũng mồm đỏ, cũng đít cong, cúi đầu chào tôi.

Tôi lúng túng không biết dùng tiếng gì trả lời, may thay hai vợ chòng anh ta bá cổ hôn nhau, làm lấp cả tiếng ầm ừ của tôi đáp lại.

Trông cảnh tưọng hai cây thịt ôm chặt lấy nhau mà bất giác tôi nghĩ tới cuộc thế giới hòa bình, cuộc tương thân, tương ái của các màu da.

Song tôi lại quên không hiểu cái nguyên nhân sự thương yêu đó ở đâu mà ra, mà nồng nàn đến thế.

Vợ Samandji trông có vẻ lắm. Chằng hiểu cạo lượt nước hàng ở mặt đi, thì còn trơ ra màu gì, chứ ngay lúc đó, đứng bên một cái cột nhà cháy, thì chị ta cũng còn được chút mỹ thuật.

Mỹ thuật nhất là cái ngực đầy như cái ví của nhà tư bản, như cái óc của ông Nghị trước ngày họp hội đồng.

Song đó chẳng phải là cái chỗ tôi kính phục chị.

Tôi không ngờ một người đàn bà ở cái sọt ấy, mà chiều chồng khéo đến thế.

Chị ta ngồi đối diện với Samandji, con mắt đưa tình, miệng cười chúm chím.

Tôi thì cứ trố mắt nhìn tấn hoạt tượng đó, trong lòng nôn nao; cũng một cảnh gia đình "sống để mà yêu" đó.

Bàn tay nhẫy những thịt, nhanh nhẹn rót rượu cho chồng, cho khách, cho mình.

Ông bạn đen của tôi chừng như khoái chí lắm, uống mãi, rồi kể chuyện, nào khi ra trận, nào lúc nằm hầm, nào tiến, nào lui, vào sinh ra tử. Giọng nói có vẻ tự nhiên, yên phận.

Còn cô vợ, lúc dún vai, khi rụt cổ, bĩu môi, dẩu mỏ, cũng có vẻ tự nhiên của một người thập thành.

Song, tôi lấy làm lạ một điều, là khóe thu ba không khi nào đánh ngang sang chỗ tôi, chỉ chăm chú vào cặp môi dầy diễu võ giương oai. Tôi đương cảm phục tấm ái tình chân thật của chị ta, thì bỗng nhiên tôi giật mình: trên bàn chân tôi có vật gì đè xuống. Tôi tưởng Samandji cao hứng, sắp đưa cả gót giầy vào ống cẳng tôi, tôi vội vàng rụt lại.

Chẳng bao lâu, tôi lại thấy cái cảm giác ấy nữa. Lần này tôi không tưởng nữa, vì chính là bàn chân nóng hôi hổi đụng vào chân tôi. Tôi co cẳng lại. Cái bàn chân đuổi theo tôi, tôi lại chạy. Trong gầm bàn, nấp dưới chiếc khăn trắng bỏ xõa, thực là một cuộc bắt cóc của hai bàn chân.

Một lúc, bí thế, tôi đành để yên.

Samandji vẫn chuyện, tôi vẫn nghe, cái mồm đỏ vẫn cử động, mà bàn chân tôi đành chịu ngồi tù.

Thỉnh thoảng vợ Samandji lại ru ngủ chồng bằng những cái vỗ vai, những cái phủi bụi áo: âu yếm nhau ghê!

Một phút. Hai phút...

Lần này thực là nguy. Hai cái ống cẳng đầy những thịt, nóng hôi hổi gác lên đầu gối tôi, rồi tôi thấy mấy đầu ngón chân nghi ngoáy trên đùi tôi.

- Trận đánh này kịch liệt hơn trận trước. Hôm ấy trời mưa tuyết...

Samandji vẫn mê lên về kể chuyện, vì anh vẫn tưởng vợ anh và tôi mê lên về nghe chuyện.

Quả tim tôi đập đến vỡ ra mất, mà thần trí tôi thì rối loạn.

Đã vậy, tôi vẫn phải cười gượng với bạn, nhưng cái cười vàng như miếng nghệ, tay thì nhấc lên, bỏ xuống cái cốc hãy còn đầy những rượu men nồng.

Samandji càng uống lại càng nói, càng nói, tôi lại càng thấy đầu gối bị đè chặt, tê cả bắp đùi.

Bỗng anh ta ngắt câu chuyện, lườm tôi mà bảo rằng:

- Anh không tốt.

Ấy chết! Nguy to rồi. Cái này có lẽ hắn biết mà hắn cho một quả tống thì còn gì là mũi! Hàng tóc gáy của tôi rợn lên cả một lượt.

Tôi ứ cổ mà hỏi:

- Tôi không tốt? Anh say à?

- Không! Tôi không say. Cả vợ tôi cũng không tốt.

Nhanh như điện, hai ống cẳng đầy thịt biến mất: đầu gối tôi được tự do.

- Thế nào không tốt, mình?

Mặt chị vợ cơ chừng cũng tái mét trong lần phấn, vì tôi nghe thấy giọng nói hơi run.

Tôi tưởng tượng như bị nhốt trong một cái chuồng hổ, hay nguy hiểm hơn, bị nhét vào một hội quán nào để bắt nghe diễn thuyết.

Hai chúng tôi như hai tên tội phạm sắp đến lúc tuyên án tử hình.

Mặt tôi cố tỏ ra vẻ ngạc nhiên, cái mồm đỏ cũng cố đẻ ra một nụ cười héo hắt.

Một chốc, Samandji lè nhè lên giọng:

- Anh đừng có giấu tôi nữa, tôi hiểu cả rồi...

- Anh hiểu cả cái gì? Tôi làm gì anh?

- Anh đừng có giấu tôi nữa, cũng như tôi không giấu vợ tôi, tôi thường bảo nó rằng: "Khi tao về thì mày hôn tao, mà khi tao vào trại, thì ban ngày, mày đi đánh chắn, ban đêm mày ngủ với người khác, mày không tốt". Có thế mà nó không chừa. Tôi cũng chán, không muốn bảo nó nữa. Thôi mặc nó. Tôi nghe nói anh sắp lấy vợ, mà anh không cho tôi biết, không hỏi tôi. Đừng lấy nữa. Mình chẳng thể tin được nó. Nếu anh có vợ, anh không tốt.

Tôi nhảy một bước dài từ cái ngạc nhiên nọ sang cái ngạc nhiên kia. Nào ngờ đâu tôi chỉ phải nghe cái bản án gọn lỏn mà bình thường có như thế.

- Anh Samandji, tôi khen anh đấy, ở với vợ trung thành và có độ lượng.

- Anh tính tôi làm thế nào? Đứa nào cũng vậy, thì thà im đi còn hơn, bảo nó, nó chẳng nghe thì thôi.

Nói xong, Samandji cười. Tôi cũng cười. Đến chị vợ cũng cười. Ba cái cười tự nhiên không có vẻ ngượng nghịu.




Đăng trong Tiểu thuyết Thứ Bảy số 76 (9 tháng 11 1935)


Mời đọc Bản chụp dạng Ảnh
Trong Nguyễn Công Hoan - Truyện Ngắn Chọn Lọc - Tập 1 - NXB Hội Nhà Văn 2005

Samandji 2


Mời đọc:
1. Samandji 1
2. Samandji 2



Samandji 2

Nguyễn Công Hoan
(1903-1977)


Godautre




Godautre

Nguyễn Công Hoan
(1903-1977)


Mời Đọc/Lấy về Bản chụp dạng PDF
Trong Nguyễn Công Hoan - Truyện Ngắn Chọn Lọc - (NXB Hội Nhà Văn 2005 - Trọn Bộ 2 Tập​)

Tôi chủ báo, anh chủ báo, nó chủ báo



Minh họa: Kho tàng truyện hay

Mời nghe đọc
Mời nghe đọc tại - Internet Archive
Diễn đọc: 1. Khởi Nguyên 2. Dung


Mời đọc Bản đánh máy

Tôi chủ báo, anh chủ báo, nó chủ báo

Nguyễn Công Hoan


Thưa các ngài, tôi xin giới thiệu với các ngài là đã một phen tôi làm chủ báo! Cái vinh dự ấy, tôi không ngờ ngẫu nhiên lại có, bởi vì tôi tự biết sức học như tôi, còn xách dép cho những hạng viết báo mà các ngài cho là "tàng" bây giờ.

Nguyên khi tôi mới được hưởng cái gia tài năm ngàn đồng của cha tôi để lại, thì tôi ly dị ngay cái ghế lớp năm thứ nhất của một trường tư tại Hà thành.

Tôi về nhà quê ở, cũng rắp xếp bút nghiên theo thú điền viên, mơ mộng muốn được như các cụ ta ngày xưa, hưởng sự thanh nhàn mà ngâm hoa vịnh nguyệt. Song vì mình mới tuổi vào hạng cậu, nên những thơ văn tôi làm - nói vô phép các ngài - nó "khẳn" lắm! Nhưng khốn nỗi ở đời giá mình "khẳn" mà tự biết là "khẳn" thì còn làm gì có những hạng "bò sữa" như tôi! Ngày ấy, tôi tự đắc là thơ văn mới tập mà đã nảy tài, nên rất sính làm, mà động làm xong bài tuyệt tác nào - bởi vì bài nào tôi cũng cho là tuyệt tác - thì gởi ngay lên báo Đời Nay, là báo tôi mua năm, khẩn khoản nhờ ông chủ báo đăng cho. Được báo đăng, tôi càng tưởng tôi là thi sĩ đến nơi rồi, không ngày nào không đẻ ra được một bài tuyệt tác!

Tôi đang tưởng tượng tôi là một tay tai mắt trong làng thơ, mà cả nước không lạ gì tên và biệt hiệu, thì tình cờ một hôm tôi tiếp được một bức thư, mà vì bức thư ấy, tôi càng phóng đại cái giá trị của tôi già!

Cái phong bì đề tên tôi, trên có in hiệu tòa báo Đời Nay. Tôi tuy ngạc nhiên nhưng mừng quýnh, vội bóc ra coi.

Hà Nội, ngày 18 Avril 1928

Thưa tiên sinh,

Lâu nay, tiên sinh quá yêu bản báo mà thường có cho đăng những bài nhả ngọc phun châu, bản báo lấy làm thâm tạ cái thịnh tình ấy lắm.

Vậy muốn đáp lại tấm lòng quý hóa, bản báo chủ nhiệm định đến Chủ nhật này thì thân hành đến quý thự, để được hội kiến và hầu chuyện tiên sinh.

Nếu tiên sinh có bận gì, xin cho bản báo biết trước.

Kính chúc tiên sinh cùng quý quyển vạn an.

Ký tên.

Ồ! Ra tôi danh giá thế kia đấy! Thì ra ba chữ tên Lê Hùng Dũng của tôi cũng to lắm chứ nào có vừa đâu! Tiên sinh ư! Nhả ngọc phun châu ư! Thâm tạ ư! Thịnh tình ư! Tấm lòng quý hóa ư! Bản báo chủ nhiệm thân hành đến quý thự để hầu chuyện tiên sinh ư! Trời ơi! Tôi đến chết ngạt về sung sướng mất! Hãy hỏi ngay các ngài đây, các ngài thỉnh thoảng có đăng một vài bài lên báo, các ngài đã được cái hạnh phúc như tôi chưa? Tôi gọi hạnh phúc là đáng lắm, vì ngờ đâu một cậu học trò mới bỏ học, đã được một ông chủ nhiệm một tờ báo lớn quá yêu tìm đến tận nhà mà "hầu chuyện". Hẳn là chưa. Vậy tất tôi có cái gì đặc biệt hơn các ngài, các ngài phải chịu câu nói ấy trước đã mới được. Không chịu nhau, nghe sao được chuyện của nhau.

Cho nên tôi bắt dọn dẹp nhà cửa, đường đi và vườn ao thật sạch sẽ ngay từ mấy hôm trước, để khỏi phụ lòng hạ cố của vị quý nhân. Đến hôm Chủ nhật ấy, giá ai các ngay một cái gia tài năm ngàn nữa để nhờ tôi đi vắng, thì tôi cũng lắc đầu từ chối, bởi vì con người ta, chắc các ngài cũng hiểu thế, đủ lợi rồi thì phải thèm danh. Ấy, ông Hàn, ông Nghị cũng chui ở lỗ ấy mà ra cả.

Ông chủ nhiệm tử tế lắm. Tuy tôi ít tuổi hơn ông, nhưng không câu nào ông không dùng chữ tiên sinh mà gọi tôi. Khoa ngôn ngữ của ông thực là giỏi, giỏi đến nỗi lúc ông về, tôi đâm mê ông và nhớ ông.

Ông khen tôi thơ văn được công chúng rất hoan nghênh, đến nỗi nhiều độc giả phải viết thư về tòa báo hết lời ca tụng. Ừ, mà ông ấy nói có lý lắm. Chính tôi cũng tự biết là thơ văn của tôi bài nào cũng tuyệt tác; một đôi khi, tôi thấy nhiều câu còn đặc sắc bằng mấy thơ các cụ Yên Đổ, Tú Xương.

- Tiên sinh phải ra làm báo mới được, ông chủ nhiệm nói thế, nếu cứ ở nhà quê mãi, thì cái đại tài đến mai một đi mất!

Tôi cảm động, thở dài, ông ta lại nói tiếp:

- Tiên sinh phải để cái sự nghiệp về sau! Ở đời không nên tự túc. Ngay như tôi, nếu tôi tự túc, thì cứ việc ăn no ngủ kỹ như tiên sinh, còn ra làm báo làm gì cho nhọc xác. Khốn nỗi quốc dân mình ngu lắm; nếu bọn mình là hạng thượng lưu trí thức, mà không xuất đầu lộ diện để đưa đường chỉ nẻo cho họ, thì không đành lòng. Tiên sinh nghĩ sao?

- Ngài nói chí phải!

- Tôi mà được tiên sinh cộng tác, thì tôi thật là toại nguyện!

Tôi sung sướng hỏi:

- Ngài muốn dùng tôi?

- Không, tiên sinh cộng tác cùng tôi; nghĩa là anh em ta cùng đem hết tài lực vào để khuếch trương tờ báo cho ngày được hoàn toàn. Tôi vẫn bàn với anh em trên Hà Nội, mà chính ra họ cũng đồng ý với tôi cả, là giá mời được tiên sinh ra chuyến này, thì chỉ trong nửa tháng, các báo khác đến đổ hết!

Ồ! Quái! Ra không những tôi giỏi văn, lại kiêm cả giỏi võ! Không trách họ bảo một bài thơ có thể hàng được quân giặc, thì hay đâu, thơ văn tôi cũng có sức khỏe lạ thường đến như thế?

- Một mình tôi chủ trương một tờ báo lớn mỗi ngày xuất bản ngót vạn số, tôi thấy bất lực, tiên sinh ạ. Cho nên mục đích tôi về đây hôm nay, là để mời tiên sinh ra làm báo với tôi. Tiên sinh nghĩ sao?

- Ngài nói vậy, chúng tôi cảm tạ; còn như có làm hay không, tôi không dám nói trước, bởi vì trên còn cụ tôi, tôi phải hỏi ý kiến.

Ông chủ nhiệm bĩu môi, cười, và vỗ vai tôi:

- Ồ! Tiên sinh cẩn thận quá! Tiên sinh đã có địa vị, thì công việc của tiên sinh các cụ làm gì mà can thiệp vào nữa. Nghĩa là tiên sinh chỉ cần nói cho các cụ biết rằng bây giờ tiên sinh định làm thế ấy, làm thế nọ, chứ các cụ có phép nào cấm! Tiên sinh nghĩ tôi nói có phải không?

- Vâng, ngài nói chí phải!

- Ở đời không nên để lỡ cơ hội. Mà tôi thấy nhiều tờ báo, họ viết không sao ngửi được, thế mà bán chạy, có tức không! Thực, họ làm học trò mình không đáng, thế mà thỉnh thoảng họ lại dám nói hỗn cả với mình. Rồi biết đâu, những bài thơ văn tuyệt tác của tiên sinh mà cả quốc dân hoan nghênh, họ không vì dốt hoặc vì không hiểu mà đem ra bẻ một cách vô lý.

Bẻ thơ tôi! À, liệu hồn tờ báo nào đấy nhé! Phen này mà tôi ra thật, thì lại không đóng cửa sớm à!

- Thế thì tức lắm nhỉ!

- Vâng, tiên sinh phải biết quốc dân ta không có định kiến, thật đúng như đàn cừu. Báo khen ai, là họ phục người ấy; báo nhè ai ra công kích, thì giá trị to đến đâu cũng phải tiêu!

Tôi lại hiểu thêm một tí về tâm lý quần chúng.

- Vâng, ngài nói chí phải!

- Cho nên tiên sinh không ra chuyến này không xong. Tiên sinh đừng để cho độc giả phải thất vọng. Làm báo bây giờ, những hạng có học, có tài, như tiên sinh thực là hiếm có lắm. Cho nên tôi dám đoan trước với tiên sinh rằng tiên sinh chỉ làm trong ít lâu, thì báo Đời Nay hẳn mỗi ngày phải in đến hai vạn số! Chúng tôi mong tiên sinh lắm.


° ° °

Muốn cho các ông ấy khỏi mong, và độc giả khỏi thất vọng, tôi bèn ton ton xách va-li lên ngay Hà Nội để làm báo Đời Nay. Ngay hôm tôi nhận việc, trên lá nhãn tờ báo ấy, đã thấy in ba chữ tên tôi, dưới cái chức "Phó chủ nhiệm", là cái chức giá trị thứ hai trong tòa báo, rất xứng với món tiền bốn ngàn tôi vừa bỏ vào két ông Chánh chủ nhiệm.

Làm phó chủ nhiệm, thực dễ như ăn gỏi. Ngày diện quần áo tây rõ ngất, đeo cặp kính trắng không cận thị mà cũng không viễn thị, hai buổi cắp cái cặp da, trong đựng ít giấy má từ đời nào, không can hệ lắm đến việc báo, mở cửa vào nhà, qua tòa soạn, bắt tay hết ông chủ bút đến các ông trợ bút, rồi sang buồng ông chủ nhiệm, hút thuốc lá, chán chê rồi mới về bàn giấy, mở cửa sổ toang ra, ngồi tễu huýt còi, nhìn phong cảnh, thì còn gì khoái bằng!

Mà nói chuyện với những tay làm báo, cũng sướng thật. Không bao giờ họ làm mình thất vọng về cái tài cái đức của mình, đến nỗi một suýt nữa, giá đủ tuổi rồi, thì tôi ra ứng cử cả nghị viên! Tôi thấy tôi lịch duyệt hơn trước nhiều lắm. Này nhé, buổi tối thì đi học khôn ở dưới xóm cô đầu, ban ngày thì được xem hết cả các nhật trình, mà tờ nào, cũng ít ra là có một cái tiểu thuyết, dăm ba cái vẽ buồn cười, hoặc bài hài đàm giải trí. Những bài khác, tôi không thích xem, vì nó lạt như nước ốc. Thỉnh thoảng ngồi rỗi, thì sang tòa soạn, được nghe chuyện Hitler, Mussolini, nghe chuyện Nhật-Nga sừng sộ, nghe chuyện cô đầu Huệ sắp bỏ nhân tình đi lấy chồng. Khi nào cao hứng, thì tôi mới phải xùy dăm ba bài thơ, nhưng những thơ ấy, tuy tòa soạn bắt buộc phải đăng, song chỉ để dành những lúc tờ báo bị trống chỗ.

Được ba tháng an nhàn như thế, một hôm, ông chánh chủ nhiệm, bạn thân tôi, đến bàn giấy, hỏi tôi rằng:

- Này bác, bác còn tiền không?

- Còn để làm gì?

Ông ta lắc đầu, buồn bã nói:

- Nguy lắm, tình hình báo nguy lắm, bác ạ!

- Thế là tại làm sao?

- Khỉ quá, mình viết văn hay, nhưng báo "đếch" chạy!

Tôi an ủi:

- Thôi, ngót vạn số, bác còn muốn gì hơn?

- Nhưng không đủ chi tiêu. Bây giờ tôi nói thực. Tôi hết tiền rồi, có lẽ đến hết tháng này, báo phải đình bản!

Tôi kinh hãi, hỏi:

- Sao đến nỗi thế?

- Độ này báo không bán được! Tôi định nhường hẳn tờ báo này cho bác, vì tôi có việc phải đi Nam Kỳ!

Tôi ngậm ngùi, vơ vẩn nghĩ. Bạn tôi nói:

- Bác cứ đứng chủ trương một mình xem sao. Báo Đời Nay vẫn có cơ tiến lắm, nhưng không rõ lâu nay vì cái gì, đương chạy ngót vạn số mà tự nhiên sụt hẳn đi mất bảy nghìn. Mới biết quốc dân mình là ngu!

- Bác đừng giấu tôi. Bây giờ báo mỗi ngày in ra bao nhiêu?

- Hai nghìn tờ, nhưng ế mất đến năm trăm!

Tôi trợn mắt, nói:

- Nếu bác thôi, thì tôi làm một mình sao được, tôi chưa quen việc, vì từ ngày làm báo, tôi tin ở bác, tôi có biết tí nào đâu.

- Không, bác cứ làm, tự khắc quen; bác phải mạnh bạo hết sức đi, mới có thể lấy lại được món tiền bác bỏ vào cho tòa báo.

- Thế hiện trong "két" còn bao nhiêu?

- Tháng này còn nợ lại nhà in mất gần nghìn bạc.

- Vậy bốn nghìn của tôi hết cả?

- Phải, nguyên trước đã nợ về tiền in nhiều ít, nhưng bác đừng thất vọng vội. Ta phải làm, ta phải theo đuổi mục đích ta đến kỳ cùng.

Tôi thở dài, động lòng thương đến gia tài của cha...

- Bác không nên buồn. Chính tôi đã bỏ vào đây ngót một vạn, nhưng tôi cũng không tiếc, vì đã làm được việc công ích. Bác cứ thu xếp được độ hai ngàn nữa, thì công việc lại êm thấm như cũ ngay.

- Tôi không còn tiền nữa, bác ạ! Tôi chỉ có năm ngàn, bỏ vào tòa báo bốn ngàn, còn ngót ngàn ăn tiêu xa xỉ từ ngày lên Hà Nội tới nay, cũng chả còn mấy...

- Bác về xin bà cụ, thiếu gì!

- Cụ tôi không có đâu.

- Thế thì đi vay vậy, đã đâm lao thì phải theo lao, chứ chịu để dở chừng à! Bác thì hỏi đâu chả được dăm ngàn, chả có thì về mượn văn tự nhà, văn tự ruộng của ông Ấm cũng được.

Tôi ngẫm nghĩ; đêm hôm ấy về, rớt nước mắt.


° ° °

Từ đầu tháng sau, chức phó chủ nhiệm bãi đi, vì ông chánh chủ nhiệm cũ từ chức, mà tôi thì thăng lên làm chủ nhiệm. Tôi được thăng chức là tự tôi đảm nhận cáng đáng lấy tờ báo, tức là tôi đền công tôi vừa thò tay vào ký cái văn tự vay hai ngàn.

Bỏ tiền ra thì xót ruột, nhưng cái lá nhãn tờ báo ngày nào cũng an ủi tôi. Ngắm cái chỗ đề tên chủ nhiệm, nó hay hay, nó thinh thích. Thôi thì cũng hả lòng; mấy ai đã đủ tư cách đứng đầu một cơ quan ngôn luận!

Tôi xem xét sổ sách, và coi sóc các việc trong tờ báo. Nửa tháng đầu, tôi đã thấy thất vọng quá. Báo ế đã làm cho tôi nản lòng, mà bạn hữu ở ngoài họ càng kêu tệ. Các bố chủ bút và trợ bút thì cứ ngồi ăn hại để đánh cắp bài, hoặc phóng tin ở các báo khác; vậy mà các bố vẫn tự đắc, mà tán dương những tác phám "bã mía" ấy, hình như họ có ý bịp hết, cho tôi là ngu xuẩn dễ lừa, hoặc cho tôi là thằng ưa nịnh. Có một giọng nói mà cứ nói mãi, thì đến người ngốc còn hiểu tâm lý họ, huống là tôi; dù có dễ lừa, dù có ưa nịnh, thì trước kia, chứ nay đã gần gụi họ ngót nửa năm trời thì làm gì mà không "lật tẩy" được họ! Tôi chán quá!

Nhưng một hôm, tôi thấy tình thế báo nguy ngập quá, không thể đứng vững trong vòng nửa tháng nữa, tôi định cho tờ báo chết quách đi để đỡ bận thân. Tôi nghĩ lại cái thân thế chủ báo của tôi, tôi nhớ đến bạn cũ, là ông chủ nhiệm cũ tờ Đời Nay, tôi oán ông ta, tự nhiên làm tôi đeo công mắc nợ.

Nhưng mà lối xoay xu người trước đã vạch sẵn, tôi tội gì không theo? Nguyên ít lâu nay, báo Đời Nay mới có một ông bạn lai cảo, là chủ đồn điền trên Phú Thọ. Tôi nhớ lại những thư ông ta viết lên tòa báo khẩn khoản xin bài, tôi mừng thầm đã có một chàng Lê Hùng Dũng mới! Thì đây, tôi lại phải diễn lại tấn kịch trước, là viết một bức thư cảm tình với người bạn thân của tòa báo ấy, hẹn ngày tôi đến chơi.

Tôi đến chơi, hẳn ông ta cũng lấy làm hân hạnh như tôi, sáu tháng về trước; thấy cách tiếp đãi ân cần tử tế, mà tôi xấu hổ về cái ngốc trước của tôi, bởi vì trong khi chuyện trò tưng bốc ông ta, tôi thấy ông ta cũng thấy sung sướng, y như tôi ngày nọ.

Tôi cũng dùng những lời đường mật mà tán tỉnh, mà nói khích, thì ông ấy cũng hăm hở, hăng hái muốn bóp chết các báo khác.

Kết cục ông ta lại bằng lòng bỏ ra năm ngàn bạc để mua lấy chức phó chủ nhiệm hão huyền.

Cái hình ảnh ngu dại của tôi ngày trước, hôm nào tôi cũng được trông thấy ở trong tòa báo hai buổi. Ông phó chủ nhiệm chỉ ngồi làm cảnh, hút thuốc lá và nói nhảm, chứ công việc tôi không những không cho biết, còn nói khoác thêm như trời. Tôi cười thầm bao nhiêu, tôi lại thương ông ta bấy nhiêu; giá bây giờ ông chủ nhiệm cũ có cầm đến tờ báo Đời Nay mà trông thấy mới nảy ra chức phó chủ nhiệm mới, có lẽ cũng phải buồn cười mà nghĩ rằng:

"À, thằng này đã khôn rồi, đã 'chài' được một thằng cha khác vào cạm".

Năm ngàn bạc mới cũng chỉ có sự nghiệp như năm ngàn bạc cũ, là nuôi báo cô được các nhân mạng trong tòa báo một cách "đế vương" trong vài tháng. Rồi xét ra, không thể nào làm cho tờ Đời Nay tiến lên được một bước nào, tôi bèn đến bàn giấy ông phó chủ nhiệm, nói thực tình hình, và phủi tay, lộn túi, thoái vị, lìa báo giới về cái "nhà bò".

Tờ báo Đời Nay lại bãi chức phó chủ nhiệm, nhưng biết đâu, sáu tháng nữa, cái chức ấy lại không lòi ra, vì ở xã hội này, chém bảy ngày không chết hết những thằng có tiền mà ngốc.


16 Avril 1934



Mời đọc Bản chụp dạng ảnh
Trong Nguyễn Công Hoan Truyện Ngắn Chọn Lọc (NXB Hội Nhà Văn 2005 - Trọn Bộ 2 Tập​)

Gói đồ nữ trang (Suýt thành nhà đại phú)



Minh họa: Nghe kể truyện hay

Mời nghe đọc
Mời nghe đọc tại - Internet Archive
Diễn đọc: 1. Cô Vân | 2-3. Bích Thuận | 4. Hạ Radio


Mời đọc Bản đánh máy

Gói đồ nữ trang
(Suýt thành nhà đại phú)

Nguyễn Công Hoan


Tưởng là việc cướp hay cháy ở đâu, chẳng hóa cô Hồi mất gói đồ nữ trang! Mới độ năm giờ sáng, mà cả nhà trong nhà ngoài mất ngủ!

– Rõ ràng con gói nó lại, con để nó ở đây này, bây giờ con sờ thì không thấy nữa, mà cả gầm giường con cũng soi rồi.

– Sao con không cất vào tủ hay đưa cho mẹ, lại để đây?

– Thế này nhé, lúc mẹ ngủ thì con cũng ngủ, nhưng cái vòng hột nặng trĩu nó cứ đè lên cổ con, cái hoa nó cứ xát vào mang tai con, cả mấy đôi vòng ở cổ tay, mấy đồng bạc ở trong túi, nó cứ kềnh kệnh, làm con khó ngủ quá. Con mới tháo tất cả ra, gói vào cái mùi soa, để ở đầu giường này cẩn thận, rồi con mới ngủ kia mà!