Ads 468x60px

.

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Quan Tham nửa giờ (Sỹ diện)


Mời nghe đọc
Mời nghe đọc tại - Internet Archive
Diễn đọc: 1. Hạ Radio

Mời nghe đọc tại YouTube - #nguyenconghoan
1 kênh 1 video



Mời đọc Bản đánh máy


Quan Tham nửa giờ
(Sỹ diện)

Nguyễn Công Hoan
(1903-1977)


Năm tôi mười tám tuổi, tôi đã có cái vẻ mặt đứng đắn của con người hai mươi. Nhất là khi khăn áo chỉnh tề, thì các bạc ngàn, người lạ cũng chả dám đánh cuộc rằng tôi còn mài đũng quần ở ghế trường học.

Sở dĩ tôi nhớ lại chuyện cũ, là vì độ này bên tai tôi, ai ai cũng còn nói đến Tết.

Nguyên từ nhà quê tôi ra đến Hà Nội, có hai mươi cây số. Muốn đi xe lửa, thì thuê một hào xe ra ga, lấy vé mất hào bảy. Nhưng nếu sợ phu xe bắt chẹt, thì cứ đứng ở chợ Đường Cái, mà chờ ô-tô hàng Hưng Yên và Hải Dương đến. Vừa chóng, vừa chỉ tốn có hào rưỡi thôi.

Hôm ấy là mồng hai tháng Giêng, tôi phải ra Hà Nội để lễ tết người nhà họ.

Tôi chờ ở giữa đượng mãi không thấy có xe qua. Có lẽ vì năm mới, các hãng còn nghỉ việc.

Nhưng may quá, tôi đương nóng ruột, bỗng có cái ô-tô hòm đi tới, mà đến gần tôi, người tài xế hãm lại, ngó cổ ra, hỏi có đi Hà Nội thì lên. Tôi mừng quá, vội lên ngay.

Các ngài thử tưởng tượng mà xem, một người mặc lịch sự như tôi, giầy ban, khăn nhiễu, trong gấm, ngoài xa-tanh, mà chĩnh chệm ngồi giữa cái xe hòm, thì phỏng ngay các ngài có dám nói dựng đứng rằng không phải xe nhà tôi không?

Đi được một ít, anh tài xế dặn tôi:

- Đây là xe của chủ tôi ở Hải Phòng, hôm qua lên Hà Nội có việc, nay bảo tôi đi đón; vậy giữa đường, lỡ có gặp ai hỏi, ông cứ nhận là người nhà tôi.

- Được.

- Ông lên Hà Nội có việc gì?

- Tôi đi lễ tết, chiều về.

- Hôm nay ngày xấu, sao ông vội xuất hành thế?

- Nếu cứ chờ ngày tốt, thì còn gì là ngày nghỉ nữa.

Anh tài thấy tôi nói đến tiếng "nghỉ", cơ chừng anh đoán là tôi cũng đã có địa vị chi đây, phi ông tham, thì ông phán, ông ký, không cũng ông giáo hẳn - chứ chắc chẳng dám đoán tôi là học trò - cho nên anh hỏi ngay:

- Ông làm gì ở đâu?

Cái sĩ diện của tôi mới "bơm" được có một ít, chẳng lẽ nay tôi lại trả lời thực thà để nó "xì" mất a? Tôi liền "thụt" ngay cho thêm vài nhát nữa, vả đã nói khoác, tội gì không nói mình thực sang, cho nó bõ chuyến, tôi liền đáp:

- Tôi làm tham tá phủ Thống sứ.

Lúc đó, anh tài quay lại nhìn tôi. Hẳn anh không ngờ đâu cái ô-tô của anh đã được hân hạnh một nhân vật "oai" thế đặt cái quý đít lên trên, cho nên tuy bụng anh không nói ra, nhưng cứ đọc ở đôi con mắt, tôi cũng đoán được là anh vừa ngạc nhiên, vừa sợ hãi. Quả thực, từ đó, mỗi câu nói, anh ta lại bẩm quan và lại xưng là con nữa.

Thấy thế, tôi tự phụ là tuy ít tuổi, nhưng ra ngoài xã hội đã khôn khéo hơn người, biết làm cho kẻ khác phải vị nể.

Rồi, từ đó đến Hà Nội, trong nửa giờ, tôi cứ hô hấp, nói năng, cử chỉ một cách tham tá, mà anh tài càng nghe tôi nói khoác bao nhiêu, lại càng lễ phép khúm núm bấy nhiêu. Rồi xe vào cầu Đu-me, anh nói:

- Bẩm quan, người ta thì đến đầu cầu bên kia, phải xuống ngay, nhưng quan đây thì con vững tâm lắm, con xin đánh xe hầu quan đến tận nhà.

Đấy, các ngài đã phục lăn ra chưa? Cái sĩ diện của tôi cùng thời gian mà to dần, cho nên đến các phố, tôi càng lấy dáng bảnh chọe, ta đây là kẻ giờ, cái mặt vênh vênh, đôi tay khuỳnh khuỳnh, cặp mắt gấp gay, rõ con người trưởng giả không chịu nổi gió bụi. Xe qua nhà các tiểu thư ngày thường bốn buổi tôi cuốc bộ cắp sách qua, các cô còn trố mắt ra nhìn theo, không biết có phải chính hắn không!

Đến nhà tôi. Xe vừa dừng bánh, anh tài đã chạy vội ngay xuống để mở cửa. Nhưng về phần quan tham thì tính sao? Quan phải chi tiền xe chứ? Lúc bấy giờ quan mới sực nghĩ ra rằng trong túi quan, đếm đi đếm lại, chỉ có đồng tư bạc.

Thì giá các ngài vào địa vị tôi, các ngài định trả bao nhiêu? Giá từ trước, cứ ngồi cạnh anh tài xế, đừng chồm chỗm như con chó tiền rưỡi ở yên sau, hoặc cứ ngồi yên sau mà nói rằng mình học ở trường Cao đẳng, cũng sĩ diện chán, mà không nguy hiểm đến tính mệnh số tiền tí xíu kia. Chết một nỗi làm những quan tham mất rồi! Chẳng lẽ quan tham ngài lại xử nhọ, đưa bốn hào hoặc đưa đồng bạc bắt anh tài trả lại mấy hào, coi không tiện. Thôi, quan đành cắn răng lòi cả đồng bạc ra vậy. Ô hô!

Anh tài thấy tôi chi sang, dang cả hai tay ra nâng một cách cung kính:

- Bẩm quan, năm mới quan mở hàng, con xin bái lĩnh.

Nói đoạn, anh vái rồi đánh xe đi, để tôi với cái tham tá của tôi lại giữa đám cát bay mù.

*
*     *

Xe đi khuất phố. Tôi phủi bụi áo, chợt nghĩ đến cái sĩ diện quan tham ban nãy, thôi, nó theo anh tài xế đi đằng nào mất rồi? Thực là dại! Tiếc quá, được làm quan tham trong nửa tiếng đồng hồ, thành ra đi nhẹ mất đồng bạc!

Thì ra có dại mới nên khôn, nhưng khốn nạn, lúc khôn thì dại quách rồi. Tôi nghĩ còn dại hơn anh chàng thiếu niên trong chuyện Gil Blas nọ, được là "cái kỳ quan thứ tám trên thế giới" mà phải trả tiền cơm ăn kẹ cho con chó đói nó nịnh mình. Nhưng chàng thiếu niên ấy nó hơn tôi ở chỗ được người ta tự nhiên đến biếu cái sĩ diện thì mất tiền cũng đáng, chứ mà như tôi, tự mình mua cái sĩ diện cho mình đến nỗi đánh gãy mất ba phần tư cơ nghiệp mới dại làm sao?

Bây giờ tôi lớn lên, nhân nhớ lại chuyện cũ mà lại buồn cười. Té ra là hai bên cùng lầm cả, cho nên mới thành câu chuyện. Anh tài lầm vì anh chỉ biết trọng quan tham, mà anh không biết khinh thằng nói khoác; mà tôi lầm vì lại đi trả đắt cái sĩ diện với kẻ xét lầm mình!

Ấy cũng chỉ vì người đời đều lầm như anh tài xế và tôi, cho nên mới đánh giá những cái không đáng quý khí cao quá. Bởi vậy mà xung quanh tôi đây, từ năm ấy đến nay, tôi hằng gặp biết bao tôi và anh tài xế! Trong những hạng người ấy, không thiếu gì anh to đầu hơn tôi, có râu rồi, có con rồi, có cháu rồi, mà còn dại như đứa trẻ thơ, cố mua hớ một tí sĩ diện hão huyền.

Các cô tiểu thư! Các cô cứ kệ cái nước da ngăm ngăm cho có duyên, các cô cứ mặc cái làn tóc tự nhiên của giống đẹp nó phất phơ trước gió có được không? Các cô lại muốn đánh lừa chúng tôi mà tô son điểm phấn, để lấy cái bộ mặt khác, các cô lại đánh sáp bôi nước hoa để làm lạc cái vẻ nhu mì của các cô đi. Các cô đẹp thực, thơm thực. Vậy cái sĩ diện các cô đã bắt các cô tiêu phí bao nhiêu tiền về trang điểm, về thì giờ, về mất việc? Các cô đi qua mặt chúng tôi, việc gì trong ngực các cô phải bồi hồi, việc gì các cô phải lấy dáng cho yểu điệu, việc gì các cô phải làm nét mặt cho nghiêm chỉnh? Chúng tôi tưởng rằng các cô đoan trang thực đấy, nhưng các cô có biết cái sĩ diện ấy đã xui các cô giết mất cái dáng điệu tự nhiên không?

Các ông nhà quê! Các ông không muốn ngồi yên chiếu dưới, các ông phải xoay lấy cái lý trưởng phen này. Nhưng nào các ông đã thỏa cho, cụ Chánh còn có điếu có tráp kia, vào quan không phải tụt giầy, được bạn với cụ Thừa, cụ Lục kia; mà lúc các ông được làm Chánh tổng, các ông có ngồi yên đâu? Các ông lại còn nhấp nhổm lên cái ghế nghị viên hàng xứ. Phải, quan nghị oai lắm! Nhưng, các ông muốn được cái sĩ diện lâu và to gấp trăm gấp nghìn cái quan tham trong nửa giờ của tôi, thì hẳn các ông phải sùy một món tiền cũng gấp trăm gấp nghìn cái đồng bạc ấy. Bây giờ các ông thử vỗ túi xem có còn cái gì không?

Lại còn nữa; lại còn những anh kiết xác, muốn được cái sĩ diện tư bản, cố vay mượn để xe nhà, để ô-tô, để Đồ Sơn, Sa Pa, để vợ con ăn mặc ngang bà nọ bà kia; thì ra anh ấy đã tiêu phí mất cái tự do về tinh thần. Ông chủ báo dốt đặc muốn lấy sĩ diện với quốc dân, đã liều thân làm cái bia cho đời mai mỉa. Ông võ tướng muốn lấy sĩ diện hoàn cầu hậu thế, đã tiêu tốn mấy mươi vạn sinh linh.

Ấy các ngài đừng dại như tôi, trước khi chui vào cái ô-tô hòm mà chễm chện, ta hãy bấm lưng xem có bao nhiêu vốn cái đã, mà anh tài có hỏi cũng cứ sự thực mà nói, thì ở xã hội làm gì có những cảnh ba đào? Nhưng nếu không thế, sao đã có câu chuyện tôi hiến các ngài đây.



20 Janvier 1932



Mời đọc Bản chụp dạng ảnh



Sỹ diện

Nguyễn Công Hoan
(1903-1977)



Mời đọc Bản chụp dạng ảnh
Trong: An Nam Tạp chí số 28 (13/02/1932).

Mời Đọc/Lấy về Bản chụp dạng PDF
PDF




Mời Đọc/Lấy về Bản chụp dạng PDF
Trong Nguyễn Công Hoan - Truyện Ngắn Chọn Lọc - (NXB Hội Nhà Văn 2005 - Trọn Bộ 2 Tập)


Tham khảo: Các bài viết liên quan

Mời Đọc/Lấy về Bản chụp dạng PDF
Năm tôi mười tám tuổi, tôi đã có cái vẻ mặt đứng đắn của con người hai mươi. Nhất là khi khăn áo chỉnh tề, thì các bạc ngàn, người lạ cũng chả dám đánh cuộc rằng tôi còn mài đũng quần ở ghế trường học.
Sở dĩ tôi nhớ lại chuyện cũ, là vì độ này bên tai tôi, ai ai cũng còn nói đến Tết.
Nguyên từ nhà quê tôi ra đến Hà Nội, có hai mươi cây số. Muốn đi xe lửa, thì thuê một hào xe ra ga, lấy vé mất hào bảy. Nhưng nếu sợ phu xe bắt chẹt, thì cứ đứng ở chợ Đường Cái, mà chờ ô-tô hàng Hưng Yên và Hải Dương đến. Vừa chóng, vừa chỉ tốn có hào rưỡi thôi.
Hôm ấy là mồng hai tháng Giêng, tôi phải ra Hà Nội để lễ tết người nhà họ.
Tôi chờ ở giữa đượng mãi không thấy có xe qua. Có lẽ vì năm mới, các hãng còn nghỉ việc.
Nhưng may quá, tôi đương nóng ruột, bỗng có cái ô-tô hòm đi tới, mà đến gần tôi, người tài xế hãm lại, ngó cổ ra, hỏi có đi Hà Nội thì lên. Tôi mừng quá, vội lên ngay.
Các ngài thử tưởng tượng mà xem, một người mặc lịch sự như tôi, giầy ban, khăn nhiễu, trong gấm, ngoài xa-tanh, mà chĩnh chệm ngồi giữa cái xe hòm, thì phỏng ngay các ngài có dám nói dựng đứng rằng không phải xe nhà tôi không? Đi được một ít, anh tài xế dặn tôi:
- Đây là xe của chủ tôi ở Hải Phòng, hôm qua lên Hà Nội có việc này bảo tôi đi đón; vậy giữa đường, lỡ có gặp ai hỏi, ông cứ nhận là người nhà tôi.
- Được.
- Ông lên Hà Nội có việc gì?
- Tôi đi lễ tết, chiều về.
- Hôm nay ngày xấu, sao ông vội xuất hành thế?
- Nếu cứ chờ ngày tốt, thì còn gì là ngày nghỉ nữa.
Anh tài thấy tôi nói đến tiếng "nghỉ", cơ chừng anh đoán là tôi cũng đã có địa vị chi đây, phi ông tham, thì ông phán, ông ký, không cũng ông giáo hẳn - chứ chắc chẳng dám đoán tôi là học trò - cho nên anh hỏi ngay:
- Ông làm gì ở đâu?
Cái sĩ diện của tôi mới "bơm" được có một ít, chẳng lẽ nay tôi lại trả lời thực thà để nó "xì" mất a? Tôi liền "thụt" ngay cho thêm vài nhát nữa, vả đã nói khoác, tội gì không nói mình thực sang, cho nó bõ chuyến, tôi liền đáp:
- Tôi làm tham tá phủ Thống sứ.
Lúc đó, anh tài quay lại nhìn tôi. Hẳn anh không ngờ đâu cái ô-tô của anh đã được hân hạnh một nhân vật oai thế đặt cái quý đít lên trên, cho nên tuy bụng anh không nói ra, nhưng cứ đọc ở đôi con mắt, tôi cũng đoán được là anh vừa ngạc nhiên, vừa sợ hãi. Quả thực, từ đó, mỗi câu nói, anh ta lại bẩm quan và lại xưng là con nữa.
Thấy thế, tôi tự phụ là tuy ít tuổi, nhưng ra ngoài xã hội đã khôn khéo hơn người, biết làm cho kẻ khác phải vị nể.
Rồi, từ đó đến Hà Nội, trong nửa giờ, tôi cứ hô hấp, nói năng, cử chỉ một cách tham tá, mà anh tài càng nghe tôi nói khoác bao nhiêu, lại càng lễ phép khúm núm bấy nhiêu. Rồi xe vào cầu Đu-me, anh nói:
- Bẩm quan, người ta thì đến đầu cầu bên kia, phải xuống ngay, nhưng quan đây thì con vững tâm lắm, con xin đánh xe hầu quan đến tận nhà.
Đấy, các ngài đã phục lăn ra chưa? Cái sĩ diện của tôi cùng thời gian mà to dần, cho nên đến các phố, tôi càng lấy dáng bảnh chọe, ta đây là kẻ giời, cái mặt vênh vênh, đôi tay khuỳnh khuỳnh, cặp mắt gấp gay, rõ con người trưởng giả không chịu nổi gió bụi. Xe qua nhà các tiểu thư ngày thường bốn buổi tôi cuốc bộ cắp sách qua, các cô còn trố mắt ra nhìn theo, không biết có phải chính hắn không!
Đến nhà tôi. Xe vừa dừng bánh, anh tài đã chạy vội ngay xuống để mở cửa. Nhưng về phần quan tham thì tính sao? Quan phải chi tiền xe chứ? Lúc bấy giờ quan mới sực nghĩ ra rằng trong túi quan, đếm đi đếm lại, chỉ có đồng tư bạc.
Thì giá các ngài vào địa vị tôi, các ngài định trả bao nhiêu? Giá từ trước, cứ ngồi cạnh anh tài xế, đừng chồm chỗm như con chó tiền rưỡi ở yên sau, hoặc cứ ngồi yên sau mà nói rằng mình học ở trường Cao đẳng, cũng sĩ diện chán, mà không nguy hiểm đến tính mệnh số tiền tí xíu kia. Chết một nỗi làm những quan tham mất rồi! Chẳng lẽ quan tham ngài lại xử nhọ, đưa bốn hào hoặc đưa đồng bạc bắt anh tài trả lại mấy hào, coi không tiện. Thôi, quan đành cắn răng lòi cả đồng bạc ra vậy. Ô hô!
Anh tài thấy tôi chi sang, dang cả hai tay ra nâng một cách cung kính:
- Bẩm quan, năm mới quan mở hàng, con xin bái lĩnh.
Nói đoạn, anh vái rồi đánh xe đi, để tôi với cái tham tá của tôi lại giữa đám cát bay mù. * ** Xe đi khuất phố. Tôi phủi bụi áo, chợt nghĩ đến cái sĩ diện quan tham ban nãy, thôi, nó theo anh tài xế đi đằng nào mất rồi? Thực là dại! Tiếc quá, được làm quan tham trong nửa tiếng đồng hồ, thành ra đi nhẹ mất đồng bạc!
Thì ra có dại mới nên khôn, nhưng khốn nạn, lúc khôn thì dại quách rồi. Tôi nghĩ còn dại hơn anh chàng thiếu niên trong chuyện Gil Blas nọ, được là "cái kỳ quan thứ tám trên thế giới" mà phải trả tiền cơm ăn kẹ cho con chó đói nó nịnh mình. Nhưng chàng thiếu niên ở trong chuyện kia nó hơn tôi ở chỗ được người ta tự nhiên đến biếu cái sĩ diện thì mất tiền cũng đáng, chứ mà như tôi, tự mình mua cái sĩ diện cho mình đến nỗi đánh gãy mất ba phần tư cơ nghiệp mới dại làm sao?
Bây giờ tôi lớn lên, nhân nhớ lại chuyện cũ mà lại buồn cười. Té ra là hai bên cùng lầm cả, cho nên mới thành câu chuyện. Anh tài lầm vì anh chỉ biết trọng quan tham, mà anh không biết khinh thằng nói khoác; mà tôi lầm vì lại đi trả đắt cái sĩ diện với kẻ xét lầm mình!
Ấy cũng chỉ vì người đời đều lầm như anh tài xế và tôi, cho nên mới đánh giá những cái không đáng quý khí cao quá. Bởi vậy mà xung quanh tôi đây, từ năm ấy đến nay, tôi hằng gặp biết bao tôi và anh tài xế! Trong những hạng người ấy, không thiếu gì anh to đầu hơn tôi, có râu rồi, có con rồi, có cháu rồi, mà còn dại như đứa trẻ thơ, cố mua hớ một tí sĩ diện hão huyền.
Các cô tiểu thư! Các cô cứ kệ cái nước da ngăm ngăm cho có duyên, các cô cứ mặc cái làn tóc tự nhiên của giống đẹp nó phất phơ trước gió có được không? Các cô lại muốn đánh lừa chúng tôi mà tô son điểm phấn, để lấy cái bộ mặt khác, các cô lại đánh sáp bôi nước hoa để làm lạc cái vẻ nhu mì của các cô đi. Các cô đẹp thực, thơm thực. Vậy cái sĩ diện các cô đã bắt các cô tiêu phí bao nhiêu tiền về trang điểm, về thì giờ, về mất việc? Các cô đi qua mặt chúng tôi, việc gì trong ngực các cô phải bồi hồi, việc gì các cô phải lấy dáng cho yểu điệu, việc gì các cô phải làm nét mặt cho nghiêm chỉnh? Chúng tôi tưởng rằng các cô đoan trang thực đấy, nhưng các cô có biết cái sĩ diện ấy đã xui các cô giết mất cái dáng điệu tự nhiên không?
Các ông nhà quê! Các ông không muốn ngồi yên chiếu dưới, các ông phải xoay lấy cái lý trưởng phen này. Nhưng nào các ông đã thỏa cho, cụ Chánh còn có điếu có tráp kia, vào quan không phải tụt giầy, được bạn với cụ Thừa, cụ Lục kia; mà lúc các ông được làm Chánh tổng, các ông có ngồi yên đâu? Các ông lại còn nhấp nhổm lên cái ghế nghị viên hàng xứ. Phải, quan nghị oai lắm! Nhưng, các ông muốn được cái sĩ diện lâu và to gấp trăm gấp nghìn cái quan tham trong nửa giờ của tôi, thì hẳn các ông phải sùy một món tiền cũng gấp trăm gấp nghìn cái đồng bạc ấy. Bây giờ các ông thử vỗ túi xem có còn cái gì không?
Lại còn nữa; lại còn những anh kiết xác, muốn được cái sĩ diện tư bản, cố vay mượn để xe nhà, để ô-tô, để Đồ Sơn, Sa Pa, để vợ con ăn mặc ngang bà nọ bà kia; thì ra anh ấy đã tiêu phí mất cái tự do về tinh thần. Ông chủ báo dốt đặc muốn lấy sĩ diện với quốc dân, đã liều thân làm cái bia cho đời mai mỉa. Ông võ tướng muốn lấy sĩ diện hoàn cầu hậu thế, đã tiêu tốn mấy mươi vạn sinh linh.
Ấy các ngài đừng dại như tôi, trước khi chui vào cái ô-tô hòm mà chễm chệ, ta hãy bấm lưng xem có bao nhiêu vốn cái đã, mà anh tài có hỏi cũng cứ sự thực mà nói, thì ở xã hội làm gì có những cảnh ba đào? Nhưng nếu không thế, sao đã có câu chuyện tôi hiến các ngài đây.


20 Janvier 1932

0 comments:

Đăng nhận xét

[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉