Ads 468x60px

.

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Trích từ bài "Ông thần ngông Tản Đà qua giai thoại" của TS. Nguyễn Xuân Lạc


2. Tản Đà với các bạn văn chương

TS. Nguyễn Xuân Lạc


Tản Đà có nhiều bạn văn chương. Bạn cùng lứa như Ngô Tất Tố sinh năm 1892, chỉ kém ông ba tuổi; bạn vong niên kém ông mười đến hai mươi tuổi như Tú Mỡ (sinh năm 1900); Nguyễn Công Hoan (1903); Nguyễn Tuân (1910),... nhưng tất cả đều là những người bạn tri âm tri kỉ của Tản Đà, được ông dìu dắt, giúp đỡ trên con đường văn nghiệp và để lại nhiều giai thoại thú vị trong “làng văn” những thập niên đầu thế kỷ XX. Tất cả ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của Tản Đà, có những người chịu ảnh hưởng khá sâu sắc như Nguyễn Tuân.

Nguyễn Công Hoan biết Tản Đà năm 1916 khi mới là cậu bé 13 tuổi, nhưng đã lọt vào “mắt xanh” của nhà thơ. Có lần Tản Đà xoa đầu Hoan và nói: “Cậu bé này thông minh lanh lợi lắm. Tôi đoán chắc sau cậu bé sẽ trở thành một nhân tài”. Có thể nói, Nguyễn Công Hoan đến với văn học bắt đầu từ Tản Đà, đi vào đời văn cũng từ Tản Đà. Chính Tản Đà là người đã mở mục “Việt Nam nhị thập thế kỉ, xã hội ba đào kí” trên An Nam tạp chí và khuyến khích Hoan viết cho mục này theo lối văn hiện thực phê phán mà hồi đó gọi là văn tả chân.


Từ đây, ngòi bút hiện thực của Nguyễn Công Hoan mới dần dần được khẳng định, và mấy chữ “ba đào kí” đã trở thành tên gọi để chỉ truyện Nguyễn Công Hoan, như Hai thằng khốn nạn, Ván cách, Ngựa người và người ngựa, Răng con vật nhà tư bản, Bố anh ấy chết, v.v. Riêng truyện Ngựa người và người ngựa, có một giai thoại thú vị giữa nhà thơ và nhà văn. Lần đó, Tản Đà về thăm ông anh vợ ở phố Hàng Bông, sau nhà là phố Phủ Doãn (Hà Nội). Một đêm Tản Đà ra sân thượng, thấy một phu xe đòi tiền xe một gái giang hồ, cô này không có tiền trả, mới nói: “Tôi đây, anh muốn làm gì thì làm!”. Tản Đà kể lại câu chuyện cho Hoan nghe và gợi ý để Hoan viết thành Ngựa người và người ngựa. Truyện Chữ trinh của Hoan được Tản Đà khen, nhưng góp ý sửa lại và thay tên Chữ trinh bằng tên Oẳn tà roằn. Còn khi Tản Đà đọc bài thơ Thề non nước cho Hoan nghe thì nhà văn đã sửa câu “Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày” thành “Suối khô dòng lệ...”. Những chuyện thân mật như thế giữa đôi bạn văn chương có rất nhiều mà trên đây chỉ là vài giai thoại tiêu biểu.



0 comments:

Đăng nhận xét

[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉